Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm để lại nhiều biến chứng và số lượng người mắc bệnh ngày càng gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn Thế giới. Đây được xem như là một đại dịch của toàn cầu. Để phòng và điều trị bệnh hiệu quả ngoài uống thuốc thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết.
>>> Xem thêm thắc mắc mua máy đo đường huyết nào tốt cho bệnh nhân
Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường:
Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50 – 60%).
Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…).
Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20 – 30%.
Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).
Người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa). Đây là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công.
Chúng ta có thể kể đến một số loại thực phẩm mà người tiểu đường có thể sử dụng như sau:
1. Sô-cô-la đen: Trong sô-cô-la có chứa nhiều chất đặc biệt nếu sử dụng với lượng hợp lý sẽ giúp ngăn ngừa và trị bệnh tiểu đường, giảm huyết áp, giảm lượng cholesterol, cải thiện chức năng huyết quản.
2. Cá biển: Omega-3 có trong cá biển sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
3. Miến: Trong miến chứa ít chất tinh bột hơn cơm nên phù hợp cho người tiểu đường. Người bệnh có thể ăn miến luộc thay vì ăn cơm.
4. Thịt bò: Thịt bò (đặc biệt là thịt nạc) chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường trong máu, chống ung thư.
5. Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, ít calo, nhiều protein, có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.
>>> 10 phương pháp tập luyện giúp khoẻ mạnh
1. Đào: Một quả đào cỡ vừa (170g) là một nguồn cacbon hydrate vừa đủ đối với người bị bệnh tiểu đường.
2. Bưởi: Một nửa quả bưởi lớn sẽ đáp ứng nhu cầu cacbon hydrate vào buổi sáng.
3. Dưa hấu: Một miếng dưa hấu sẽ không gây hại cho đường huyết, 220g chỉ cung cấp 15g cacbon hydrate mà còn sức tải đường huyết (GL) sẽ tăng cao.
4. Dâu tây: Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với ¼ cốc dâu tây, lượng cacbon hydrate chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.
5. Dưa lưới: Một cốc dưa lưới cắt miếng sẽ giúp bạn có một buổi sáng dễ chịu.
6. Cam quýt: Có những người mắc bệnh tiểu đường bị thiếu vitamin C, đó là lý do vì sao ta cần bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, thay vì ta sử dụng những viên nén vitamin thì ta có thể tận dụng nguồn vitamin C dồi dào trong cam và quýt.
7. Đu đủ: 2 miếng đu đủ cung cấp 1 khẩu phần cacbon hydrate, thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho bữa sáng lý tưởng.
8. Trái cóc: Trái cóc còn có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường tuýp II (tức là loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra.
Cách làm: Quả cóc chín vứt bỏ hạt, số lượng không hạn chế, bổ nhỏ sấy hay phơi khô, tán thành bột mịn, để dành (chú ý tránh ẩm mốc bằng cách thỉnh thoảng đổ ra sao qua hay phơi).
Cách dùng: Mỗi ngày 3 thìa bột cóc, mỗi lần 1 thìa, trước các bữa ăn sáng, trưa, chiều chừng 30 – 40 phút. Dùng kéo dài thường xuyên. Sau 1 – 2 tháng thử lại đường máu 1 lần, nếu nồng độ trở lại bình thường thì có thể giảm số lần uống còn 2 lần/ ngày (sáng, chiều).
9. Trà xanh: Bổ sung trà xanh hoặc chè xanh vào mỗi buổi sáng không chỉ làm bạn cảm thấy sảng khoái trong người mà nó còn giúp chúng ta ngăn ngừa cũng như giảm đi hậu quả của căn bệnh tiểu đường.
Lưu ý: Không có một thực đơn chung nào vì mỗi bệnh nhân tiểu đường có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, hoặc cách sử dụng thuốc khác nhau.