Những điều bạn cần làm khi phát hiện đột quỵ

Gần đây, cả nước bàng hoàng và xót xa trước những ca tử vong do đột quỵ gây ra. Ngày 9/12 vừa qua, cố nghệ sĩ Chí Tài qua đời, nguyên nhân được xác định là do đột quỵ sau khi tập thể dục. Hai ngày trước đó, chàng trai sinh năm 1997 ở Bắc Ninh, tử vong do bị cảm khi tắm đêm.

Vậy đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để nhận biết tình trạng đột quỵsơ cứu kịp thời?

xử lý khi đột quỵ

Cách nhận biết và sơ cứu khi bị đột quỵ?(Ảnh: Internet).

Theo Tài liệu học định nghĩa, đột quỵ não hoặc cơn tai biến mạch máu não do mất đột ngột lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não.

Theo hướng dẫn của Hiệp hội Đột quỵ thế giới (WSO), “giờ vàng” của bệnh nhân đột quỵ là 4,5 giờ. Tốt nhất bệnh nhân đột quỵ cấp cần được đưa đến các bệnh viện trong vòng 30 phút, được xem là thời gian “kim cương”.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở Việt Nam, tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) là nguyên nhân hàng đầu  gây tử vong. Mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó có đến 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu đi và tử vong. Nguy cơ đột quỵ xảy ra gia tăng theo tuổi, tăng gấp đôi cứ mỗi 10 năm sau 55 tuổi, xấp xỉ 28% đột quỵ dưới 65 tuổi.

Dấu hiệu của đột quỵ?

Thông thường những biểu hiện của đột quỵ sẽ diễn ra rất nhanh chóng, nếu bạn phát hiện bản thân hay người thân có biểu hiện này, hãy liên hệ người thân hoặc đưa người đó đến bệnh viện:

- Cơ thể bạn bỗng cảm thấy mệt mỏi, tay chân tê cứng, miệng bị lệch sang một bên, thậm chí không thể cầm bất cứ một vật gì hay đi đứng như người bình thường.
- Sau đó, bạn đột ngột không thể nói chuyện như bình thường được, ngay cả việc phát âm thành tiếng cũng không thể thực hiện được. Oái ăm thay, mắt của bạn cũng mờ dần đi, chóng mặt, đầu đau một cách dữ dội, ….
- Lưu ý rằng, bạn cần nhớ thời điểm đột quỵ để báo với bác sĩ.

Phát hiện bệnh đột quỵ cần xử lý như thế nào?

Nếu phát hiện tình trạng đột quỵ xảy ra, hãy tiến hành xử lý một cách nhanh chóng như sau:

- Gọi ngay xe đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Nếu thấy người bệnh ngã hãy đỡ người bệnh ngồi lên ghế hoặc tựa vào tường.
- Lưu ý rằng hãy để người bệnh nằm tại một chỗ thoáng, để người bệnh nghiêng qua một bên, hạn chế tình trạng nôn. Cố gắng dùng muỗng móc hết đờm, nhớt để bệnh nhân dễ thở.
- Nhanh chóng mang người bệnh tới cơ sở y tế.

Thông thường, một số bệnh nhân sẽ xuất hiện vài triệu chứng đột quỵ nhẹ và biến mất ngay sau đó 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chủ quan khiến tình trạng bệnh sẽ tái phát trong vòng 48 giờ sau đó. Vì thế, nếu cảm thấy bản thân đang mắc triệu chứng đột quỵ, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám và chú ý tới chế độ sinh hoạt hằng ngày.

Lối sống khoa học phòng ngừa đột quỵ

Để đảm bảo cuộc sống an vui, khỏe mạnh dài lâu, hãy thực hiện một lối sống khoa học:

duy trì lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống khoa học để phòng ngừa đột quỵ. (Ảnh: Internet).

- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh nguy hiểm.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết, huyết áp ngay tại nhà bằng máy đo đường huyết, máy đo huyết áp.
- Duy trì lối sống lành mạnh: không thức khuya, ăn uống nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế uống rượu bia, thường xuyên tập thể dục.
- Làm việc chăm chỉ, không dồn ép công việc, lên kế hoạch cụ thể từng công việc và hạn chế căng thẳng, áp lực diễn ra.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến tình trạng đột quỵ mà bạn cần lưu ý trong cuộc sống hằng ngày. Nếu thấy bản thân đang có nguy cơ hoặc dấu hiệu nào liên quan đến đột quỵ, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nhé.

Liên kết hợp tác

Gọi điện ngay
nhận tư vấn