Biểu đồ chỉ số huyết áp

Biểu đồ chỉ số huyết áp này có thể giúp bạn biết được kết quả đo huyết áp của bạn nằm trong mức nào, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh huyết áp hiệu quả hơn.

Biểu đồ huyết áp chuẩn quốc tế

Huyết áp được chia thành 5 mức khác nhau, từ huyết áp thấp đến bình thường đến tăng huyết áp giai đoạn 2 (cao huyết áp). Mức độ huyết áp của bạn xác định loại điều trị bạn có thể cần. Để có được một phép đo huyết áp chính xác, bác sĩ sẽ đánh giá chỉ số huyết áp của bạn dựa trên mức trung bình của các lần đo.

Chỉ số huyết áp là gì?

Chỉ số huyết áp của một người thường được đo từ tâm thu đến tâm trương. Chỉ số huyết áp tâm thu thường được tính bằng chỉ số huyết áp khi tim trong tình trạng co bóp lại. Lúc này áp lực máu tác động vào thành mạch đang ở mức cao nhất nên mức huyết áp thường ở mức cao nhất, hay còn gọi là huyết áp tối đa. Khi đó huyết áp, chỉ số này thường được hiển thị ở trên và cao hơn so với chỉ số bên dưới. Còn chỉ số huyết áp tâm trương thường được tính bằng chỉ số huyết áp khi tim trong tình trạng giãn ra. Ngược lại với chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp này gọi là huyết áp tối thiểu.

Chỉ số huyết áp bình thường của một người?

Để biết được tình trạng sức khỏe của một người, người ta có thể sử dụng máy huyết áp để kiểm tra. Một người bình thường sẽ có chỉ số huyết áp tâm thu không vượt quá 130 mmHg và huyết áp tâm trương cũng không vượt ngưỡng 80 mmHg. Huyết áp tối ưu nhất của một người thường có chỉ số huyết áp tâm thu 120 mmHg, huyết áp tâm trương là 80 mmHg.

Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg. Huyết áp thấp dẫn tới việc máu không được cung cấp đến những cơ quan khác như não bộ, dẫn tới tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn…

Tăng huyết áp là tình trạng chỉ số huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg. Bệnh tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

Chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Ở mỗi độ tuổi khác nhau thường sẽ có mức huyết áp khác nhau. Chỉ số huyết áp trên chỉ là chỉ số huyết áp bình thường của một người trưởng thành, vì thế bạn cần biết cách tính chỉ số huyết áp tùy theo độ tuổi của bạn là bao nhiêu để xác định tình trạng sức khỏe bản thân. Từ đó, bạn có thể biết được những nguy cơ mắc bệnh để sớm đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Sau đây là bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận và sử dụng. Vì thế, bạn cần thực hiện đo huyết áp trên cơ thể rồi so sánh với bảng thống kê này. Huyết áp trung bình là phạm vi huyết áp một người bình thường khỏe mạnh có được.

Độ tuổi (Tuổi)

Huyết áp trung bình (mmHg)

Huyết áp tối đa (mmHg)

Trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng

75/50 mmHg

100/70

Từ 1 đến 4 tuổi

80/50

110/80

Từ 3 đến 5 tuổi

80/50

110/80

Từ 6 đến 13 tuổi

85/55

120/80

Từ 13 đến 15 tuổi

95/60

140/90

Từ 15 đến 19 tuổi

117/77

120/81

Từ 20 đến 24 tuổi

120/79

132/83

Từ 25 đến 29 tuổi

121/80

133/84

Từ 30 đến 34 tuổi

122/81

134/85

Từ 35 đến 39 tuổi

123/82

135/86

Từ 40 đến 44 tuổi

125/83

137/87

Từ 45 đến 49 tuổi

127/64

139/88

Từ 50 đến 59 tuổi

129/95

142/89

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn biết được tình trạng huyết áp của bản thân. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn biết được chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi và có được những phương pháp để chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. 

Liên kết hợp tác

Gọi điện ngay
nhận tư vấn