Việc điều trị chứng khô miệng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để giảm khô miệng tạm thời.
Bệnh khô miệng là gì?
Bệnh khô miệng xảy ra khi các tuyến sản xuất nước bọt không đủ để làm ẩm miệng. Khô miệng không được xem là một bệnh lý, nhưng đôi khi đó là triệu chứng gây ra bởi một bệnh lý nào đó.
Khô miệng thường gây ra nhiều phiền phức trong sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên những cách chữa khô miệng tại nhà dưới đây sẽ giúp làm giảm sự khó chịu của bạn
Một số cách làm giảm khô miệng
- Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường để kích thích tiết nước bọt. Đối với một số người, xylitol trong kẹo cao su không đường hoặc kẹo cứng không đường, có thể gây tiêu chảy hoặc chuột rút nếu tiêu thụ một lượng lớn. Vì thế bạn nên kiểm tra kỹ xem bản thân có bị ảnh hưởng bởi các loại kẹo này không.
- Hạn chế uống caffein vì caffein có thể khiến miệng bạn khô hơn.
- Ngừng hút thuốc lá.
- Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì chúng có thể làm khô miệng.
- Uống nước thường xuyên. Mất nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khô miệng thoáng qua. Do đó, việc uống đủ nước mỗi ngày là cách chữa khô miệng hiệu quả, đồng thời giúp điều trị tình trạng mất nước nhẹ.
- Tránh thức ăn và đồ uống có đường hoặc axit vì chúng làm tăng nguy cơ khô miệng.
Nhai kẹo cao su không đường sẽ kích thích tiết nước bọt giúp bạn giảm khô miệng
- Hãy thử các sản phẩm thay thế nước bọt không kê đơn, tìm kiếm các sản phẩm có chứa xylitol, carboxymethylcellulose hoặc hydroxyethyl cellulose.
- Hãy thử một loại nước súc miệng được thiết kế cho khô miệng, đặc biệt là loại có chứa xylitol cũng có tác dụng bảo vệ chống sâu răng.
- Tránh sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn và thuốc thông mũi vì chúng có thể làm cho triệu chứng khô miệng của bạn tồi tệ hơn.
- Thở bằng mũi chứ không phải bằng miệng.
- Bổ sung độ ẩm cho không khí vào ban đêm bằng máy làm ẩm phòng.
Cách điều trị chứng khô miệng bằng thảo dược
Nhiều loại thảo dược có tác dụng kích thích tiết nước bọt và giảm khô miệng tạm thời, bao gồm: Nha đam (aloe barbadensis), gừng (zingiber officinale), rễ cây thục quỳ (alcea spp.), rễ cây marshmallow (malva spp.), cúc áo tê (spilanthes acmella), ớt ngọt (capsicum annuum),…
Khi nào cần tìm đến bác sĩ?
Đối với những tình huống sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử trí phù hợp nhất:
- Nếu bạn cho rằng nguyên nhân gây khô miệng xuất phát từ một loại thuốc đang sử dụng.
- Nếu bạn có đồng thời các triệu chứng của bệnh lý khác, bao gồm: Bệnh tiểu đường loại 2, bệnh thận, bệnh Parkinson, rối loạn miễn dịch, bệnh tự miễn, rối loạn lo âu, thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng.
Nếu tình trạng khô miệng của bạn chuyển biến nặng hơn, bạn cần thiết phải tìm đến bác sĩ để khám chữa bệnh
Nếu những bệnh lý này là nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng thì việc điều trị chuyên khoa để kiểm soát triệu chứng bệnh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với những cách chữa bệnh khô miệng tại nhà.
Thuốc là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây khô miệng. Tình trạng khô miệng thuyên giảm lâu dài có thể có nghĩa là bạn phải ngừng, thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng của nó và cố gắng tìm hiểu để giải quyết các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Hùng Hy chia sẻ đến bạn những mẹo đơn giản để điều trị chứng khô miệng. Chúc bạn thành công!