7 tháng tuổi được xem là một trong những mốc đánh dấu trưởng thành của con yêu. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi thấy con yêu đã có thể tự ngồi dậy được hay mọc chiếc răng đầu tiên? Trẻ càng lớn, càng cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ. Vì thế, thực đơn dành trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm đúng cách là gợi ý mà cha mẹ cần tham khảo trong thời gian này.
Nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
Không còn như lúc 6 tháng tuổi, trẻ 7 tháng tuổi đã bắt đầu hành trình khám phá ẩm thực của riêng con. Những thành phần dinh dưỡng trong từng bữa ăn cần được cha mẹ cân đó đong đếm và lựa chọn kỹ càng. Những thực phẩm cần có trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm 7 tháng tuổi như sau:
Thực phẩm giàu chất sắt
Thực phẩm giàu chất sắt được xếp vào danh sách thực phẩm cần có trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi. Chất sắt là một trong những nguyên liệu cấu thành nên tế bào máu. Nếu không cung cấp đủ lượng chất này, cơ thể con yêu sẽ dễ dàng hấp thu chì từ đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng ngộ độc chì. Một số thực phẩm giàu chất sắt, cha mẹ có thể thêm vào bữa ăn trẻ 7 tháng tuổi, như sau: thịt đỏ, ngũ cốc, rau xanh,...
Thực phẩm giàu chất kẽm
Thực phẩm giàu chất kẽm được lọt top thành phần dinh dưỡng cha mẹ nên có trong thực đơn ăn dặm trẻ 7 tháng tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì thế, các thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Bạn có thể thêm một số thực phẩm giàu chất kẽm vào bữa ăn dặm của con như sau: thịt bò, gà tây, tôm bí…
Thực phẩm giàu vitamin C
Thực phẩm giàu vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ 7 tháng tuổi giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng hay lở loét trong niêm mạc… Vì thế, cha mẹ nên thêm vào thực đơn ăn dặm của trẻ 7 tháng tuổi những thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như cam, quýt, xoài, dâu tây…
Thực phẩm giàu vitamin A
Cha mẹ nào chẳng mong con yêu sở hữu đôi mắt sáng, tinh anh và thông minh. Vì thế, trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi cũng không thể thiếu những thực phẩm giàu vitamin A, phải kể đến như: khoai lang, cà rốt, cá, thịt bò… Bạn có thể nấu thành cháo hoặc xoay nhuyễn thịt để cho trẻ ăn nhé.
Thực phẩm giàu vitamin A - giúp mắt bé tinh anh, thông minh hơn. (Ảnh: Internet)
Thực phẩm giàu vitamin D
Kỳ thực ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của con, vitamin D vẫn được xem là yếu tố quan trọng. Bởi chúng là thành phần góp phần vào quá trình tăng trưởng của hệ xương khớp của con yêu. Vậy nên, bên cạnh việc cho trẻ thường xuyên ra ngoài chơi, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, phải kể đến như cá mòi, cá ngừ, ngũ cốc, sữa bò, sữa chua…
Thực phẩm giàu omega-3
Trẻ 7 tháng tuổi bắt đầu biết bò, biết ngồi dậy,cùng với đó là sự phát triển của não bộ của trẻ ngày càng lớn. Vì thế, thực phẩm omega-3 đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của trẻ em. Bạn nên xoay nhuyễn hoặc nấu cháo các thực phẩm như cá da trơn, cá biển, hạt óc chó…
Bạn nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm vào một khung giờ cố định, để con yêu bắt đầu làm quen với việc chế độ dinh dưỡng như vậy. Cha mẹ có thể tham khảo một số lịch trình ăn dặm như sau:
Khoảng 5 đến 6 giờ, nếu bé thức dậy, hãy cho bé uống sữa hoặc bú mẹ.
Từ khoảng 8 đến 9 giờ, bạn hãy cho bé ăn dặm.
Từ khoảng 9 giờ đến 10 giờ, bạn hãy cho bé bú sữa rồi ru bé ngủ nhé.
Đến 11 giờ, nếu bé dậy thì cho bé chơi, hoặc nếu bé chưa dậy, hãy để bé ngủ tới 13 giờ.
Tiếp tục, bạn cho bé bú sữa rồi cho bé ngủ trưa.
15 giờ, nếu bé thức dậy, bạn hãy cho bé bú sữa.
17 giờ, bạn có thể cho bé ăn dặm vào khung giờ này.
20 giờ, bạn hãy cho bé bú sữa rồi đi ngủ.
Trong quá trình cho bé ăn, cha mẹ không nên ép con ăn, hãy để bé ăn một cách tự nhiên bạn nhé. Nếu bé không muốn ăn, nhìn vào hướng khác, bạn hãy ngừng việc cho bé ăn. Có thể bạn sẽ lo lắng khi trẻ không chịu ăn. Tuy nhiên, đừng lo lắng bởi trẻ sẽ không nhịn đói lâu được đâu. Và nếu bạn càng cố ép, trẻ sẽ dễ mắc tâm lý biếng ăn đấy.
Sau khi cho trẻ ăn bất cứ món gì, bạn cần quan sát xem trẻ có gặp dị ứng với thức ăn gì hay không? Nếu trẻ dị ứng với một món nào đó, hãy ghi chú lại trong sổ.
Một điểm cha mẹ cần nhớ là nên thay đổi thực đơn thường xuyên để trẻ thay đổi khẩu vị, giúp trẻ đỡ rơi vào tình trạng ngán ăn.
Trên đây là một số thông tin giúp các bậc phụ huynh xây dựng chế độ ăn dặm thông minh cho trẻ. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, cha mẹ có thể lên thực đơn hoàn hảo cho bé yêu của mình nhé.