Mẹo hay giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ

Các mẹ bầu hoặc những ai có kế hoạch mang thai hãy cùng tham khảo và thực hiện những mẹo hay trên đây để mẹ bầu luôn khỏe mạnh suốt thai kỳ mẹ nhé. 

Cách giúp mẹ đảm bảo sức khoẻ tốt trong thời gian thai kì

Bổ sung vitamin trước khi mang thai

Hệ thống thần kinh, đặc biệt là bộ não và cột sống của em bé sẽ hình thành và phát triển ngay từ những ngày đầu tiên mẹ bầu mang thai. Chính vì vậy, chị em phải bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như axit folic, can xi, sắt những nguyên liệu tạo nền tảng cho quá trình phát triển của thai nhi. Đây là việc rất cần thiết để chăm sóc tốt sức khỏe mẹ và bé. Nó cho thấy bạn đã lên kế hoạch cho một thai kỳ mẹ và bé cùng khỏe mạnh.

Lưu ý, chị em tốt nhất nên đi khám sức khỏe trước khi quyết định mang thai, đồng thời yêu cầu bác sĩ kê toa thuốc phù hợp.

Tập thể dục

Để có một thai kỳ lành mạnh và là một mẹ bầu năng động thì bạn cần tạo cho mình thói quen tập thể dục hàng ngày. Thói quen này giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng, cải thiện quá trình lưu thông máu để ngủ ngon và có ảnh hưởng nhất định đến tâm trạng mỗi ngày của thai phụ.

Những môn thể thao mà mẹ bầu có thể áp dụng như yoga, bơi lội, đi bộ. Nhưng trước khi luyện tập, mẹ bầu nên đi kiểm tra sức khỏe và được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa đã nhé! 

Viết ra dự định cho ngày sinh

Bạn có thể viết ra một bản kế hoạch cụ thể như: bạn muốn sinh ở bệnh viện nào, ngày sinh bạn muốn có những ai tới bệnh viện… Những vật dụng nào cần thiết khi sinh. Thậm chí là viết ra số điện thoại hãng taxi bạn sẽ gọi khi tới bệnh viện.

Đừng nghĩ đây là những chuyện đơn giản, không cần thiết. Khi viết ra những điều cần làm cụ thể, bạn mới phát hiện còn thừa thiếu chuyện nào thì mới kịp thời bổ sung.

Bản thân luôn học tập

Các mẹ mang thai nên tham gia học lớp tiền sản dù đây không phải là lần đầu tiên bạn mang thai như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm vì được chuẩn bị tốt trong suốt thời gian mang thai và ngày sinh nở sẽ đến.

Thực hành bài tập Kegels

Bài tập Kegels giúp chị em tăng cường sự dẻo dai cho cơ xương chậu. Đồng thời có tác dụng rất tốt đến bàng quang, ruột, tử cung của bạn.

Khi thực hiện đúng động tác, bài tập đơn giản này có thể giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn và ngăn chặn chứng tiểu són không mong muốn.

Không ai có thể biết bạn đang tập Kegels, vì vậy bạn có thể thực hành nó bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào.

Thay đổi thói quen làm việc nhà

Mẹ mang thai lưu ý không nên làm những việc nặng nhọc hoặc phải tiếp xúc nhiều với hóa chất, vi khuẩn như:

- Nhấc vật nặng
- Dọn dẹp sân vườn (tránh vi khuẩn toxoplasmosis, một bệnh do ký sinh trùng gây ra, chúng thường có ở chó mèo)
- Sử dụng hóa chất mạnh
- Đứng gần nơi có nhiệt độ cao liên tục như: bếp lò nóng, bếp sưởi.
- Nên sử dụng găng tay sau khi dọn dẹp nhà cửa. Rửa tay kỹ sau khi xử lý thịt sống.

Theo dõi cân nặng

Việc tăng cân khi mang thai là việc đương nhiên nhưng nếu tăng cân quá nhiều sẽ khiến chị em khó giảm cân sau sinh và có những mặt tiêu cực khác đến sức khỏe.

Sau đây là một số ý kiến mà các chuyên gia khuyến cáo về cân của thai phụ dựa trên chỉ số khối cơ thể của phụ nữ trước khi có bầu.

- Cân nặng dưới tiêu chuẩn: Đạt được 12,7-18 kg
- Bình thường: 11,3-15,9 kg
- Thừa cân: 6,8-11,3 kg
- Béo phì: 5,0-9,1 kg

Thường xuyên thăm khám và theo dõi cân nặng đến đảm bảo tốc độ cân nặng ổn định.

>>> Luyện tập đi bộ để có sức khỏe tốt

Chọn giày dép phù hợp

Những thay đổi của cơ thể trong từng giai đoạn mang thai khiến kích cỡ chân của chị em cũng thay đổi theo. Khi bụng bầu ngày càng phát triển, nó sẽ tạo áp lực lên đôi chân của thai phụ, càng về những tháng sắp sinh bàn chân còn có triệu chứng phù nề, sưng lên. Vì vậy nên lựa chọn những đôi giày thoái mải, chất liệu tốt và an toàn sẽ phù hợp với mẹ bầu hơn.

Thận trọng khi đi spa

Những mệt mỏi của thai phụ trong thời gian mang thai có thể được nhà trị liệu massage đánh bay nhanh chóng. Tuy nhiên trước khi đi spa, chị em cần lưu ý:

- Tránh các phòng tắm hơi: nhiệt độ cao và hơi nước nhiều trong phòng tắm hơi không tốt cho phụ nữ mang thai.

- Dầu massage có hương liệu: một số loại dầu dùng massage có thể gây co thắt tử cung,  gây dị ứng. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia về độ an toàn của dầu massage trước khi sử dụng.

Bổ sung thực phẩm giàu folate

Axit folic là rất quan trọng cho sự phát triển ống thần kinh của thai nhi, bao gồm cả tủy sống. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng tạo ra các tế bào máu mới.

Vì vậy hãy bổ sung ngay khi chuẩn bị mang thai và suốt 9 tháng thai kỳ. Axit folic thường có trong các thực phẩm tự nhiên như như ngũ cốc, măng tây, đậu lăng, mầm lúa mì, cam, nước cam.

Đừng quên trái cây tươi

Trái cây tươi, nước ép hoa quả bổ sung nhiều vitamin C giúp mẹ bầu làm đẹp da và tăng khả năng đề kháng cho cơ thể. Lượng đường tự nhiên có trong chuối và táo có thể giúp mẹ bầu có nhiều năng lượng trong ngày.

Nhận biết thời điểm tới bệnh viện

Khi mang thai có thể có những biến chứng bất thường mà mẹ bầu không thể kiểm soát được. Nếu nhận thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường khiến tinh thần lo lắng thì việc làm cần thiết là gọi điện cho bác sĩ chuyên khoa của bạn hoặc tới thẳng bệnh viện.

Nên lưu ý một số trường hợp sau:

- Cơ thể bị chuột rút lâu.
- Có cơn co thắt tới 20 phút
- Âm đạo ra máu hoặc rò rỉ nước ối
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Khó thở
- Tim đánh trống ngực
- Thường xuyên buồn nôn và ói mửa
- Khó đi, phù nề (sưng khớp)
- Thai nhi không hoạt động

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm

Sau khi đã thực hiện những việc đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu, làm thế nào để các nàng biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm?

Những dấu hiệu sau đây là minh chứng rằng con yêu của bạn đang khỏe mạnh:

Cân nặng mẹ tăng dần: Tín hiệu cho thấy bé yêu của bạn đang tăng trưởng vùn vụt là khi cân nặng của bạn cũng đang tăng dần theo thời gian. Trong khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai, các mẹ có xu hướng tăng lên khoảng 10 – 12 kg, tính cả thai nhi, bánh nhau, nước ối và thể tích của máu. Vì thế, các nàng nên theo dõi cân nặng thường xuyên mỗi tuần, song song với việc tham khảo kiến thức y khoa về sự tăng trưởng của con để biết mức tăng trưởng phù hợp an toàn là bao nhiêu.

Xuất hiện ốm nghén liên tục: Đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh đấy. Ốm nghén sẽ bao gồm nhiều triệu chứng, trong đó có cả khó tiêu, ợ nóng và buồn nôn thường xuyên. Thời điểm này mũi của các mẹ trở nên thính hơn và cũng nhạy cảm với mùi xung quanh hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà các mẹ bỏ bê việc ăn uống. Hãy thực hiện một thực đơn giàu chất dinh dưỡng cho mình và thư giãn,nghỉ ngơi cho cơ thể thoải mái nhiều hơn.

Huyết áp và lượng đường ở mức an toàn: Đây cũng được xem là tín hiệu rằng thai nhi đang khỏe mạnh trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nhé các nàng. Bạn có thể sử dụng máy đo huyết áp và đường huyết để thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cả hai mẹ con nữa đấy.

Đi tiểu thường xuyên hơn: Các mẹ sẽ cảm thấy hơi khó chịu, mệt mỏi khi phải đi tiểu nhiều hơn thường ngày, tuy nhiên xin thông báo với bạn rằng đây là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh lắm đấy. Trong 3 tháng đầu, thai nhi càng lớn sẽ càng chèn ép lên dạ dày và bàng quang khiến các mẹ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu. Và quan trọng hơn là giờ đây bạn phải bài tiết chất thải của cả thiên thần bé nhỏ cho nên, hãy cố gắng vượt qua giai đoạn này bạn nhé.

Cơ thể bỗng đau nhức hơn: Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai, cơ thể các mẹ có thể sẽ trở nên đau nhức hơn bình thường. Các mẹ hãy yên tâm vì đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi trong bụng bạn đang khỏe mạnh đấy. Bởi sự tăng trưởng của thai nhi sẽ tác động lên một số cơ quan khiến bạn sẽ đau nhức như, cột sống, lưng, bụng… Tuy nhiên, nếu các mẹ cảm thấy quá đau đớn, hãy tham khám bác sĩ ngay bạn nhé.

Con yêu chuyển động: Những chuyển động của con yêu là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh trong 3 tháng đầu đời mà các mẹ có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc ấy. Bạn có thể theo dõi từng chuyển động của thai nhi như sau:

Cử động thai

- Nếu con yêu có hơn 4 lần cử động trong khoảng 30 phút, 1 giờ hoặc trong 4 giờ có nhiều hơn 10 lần – đây đều là những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh đấy.
- Nếu con yêu cử động ít hơn 4 lần, các mẹ cần tìm một nơi để nằm nghỉ và lắng nghe cử động của con trong 2 – 4 giờ.
- Nếu con yêu cử động ít hơn 10 lần trong 4 giờ hoặc những cử động khá yếu, các nàng hãy nhanh chóng nhập viện để kiểm tra bằng phương pháp khác bạn nhé.

Có thể nói, trên đây đều là những dấu hiệu chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh trong 3 tháng đầu mà không cần siêu âm. Mẹ bầu cần theo dõi thường xuyên những dấu hiêu này để có biết sức khỏe thai nhi một cách tốt nhất.

Liên kết hợp tác

Gọi điện ngay
nhận tư vấn